Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 49 Second

Theo những thống kê mới nhất thì con số trẻ em bị bệnh tay chân miệng vẫn liên tục gia tăng theo từng năm, đặc biệt là vào thời điểm tháng cuối năm. Khi bị mắc bệnh tay chân miệng, trẻ em sẽ có nhiều biểu hiện rõ rệt, đặc biệt luôn cảm thấy khó chịu và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt hàng ngày của các bé. Ngay sau đây, nhằm giúp các bậc phụ huynh trang bị được các kiến thức cơ bản nhất trong việc phòng ngừa tay chân miệng, chúng tôi xin gửi đến một số thông tin bổ ích sau.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng (HFMD- Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh, nặng và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí chỉ trong nửa ngày đã có thể chuyển độ. Ở nhiều trường hợp nặng, trẻ có thể gặp chuyển độ nhanh đột ngột, có khi bỏ qua độ 2 và vào độ 3 đột ngột, dẫn đến nguy cơ suy hô hấp và diễn tiến biến chứng nặng nhanh. Chính vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý phòng bệnh cho trẻ. Việc đầu tiên ngoài chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ cha mẹ cũng cần biết cách nhận biết trẻ bị tay chân miệng để cách ly con với nguồn bệnh. Các trẻ bị tay chân miệng sẽ có biểu hiện:

– Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

– Tổn thương ở da thường là các dát đỏ. Mụn nước thường mọc ở họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Cho trẻ rửa tay sạch và ăn chín uống sôi

Có nhiều Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ ba mẹ có thể áp dụng
Rửa tay cho trẻ thường xuyên sẽ giúp phòng bệnh tay chân miệng

Cho đến nay bệnh Tay chân miệng chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng đặc hiệu. Chính vì vậy tất cả những gì cha mẹ có thể làm cho con trẻ là chủ động phòng bệnh. Cách ly con với nguồn bệnh là cách hữu hiệu vào lúc này. Thực hiện vệ sinh tốt là cách phòng tránh bệnh trong cộng đồng:

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em). Rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín. Dụng cụ ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng. Tốt nhất nên tráng nước sôi các dụng cụ ăn uống. Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.

– Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa, cốc, đồ chơi chưa được khử trùng.

Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của trẻ sạch sẽ

Bạn không cho trẻ ngậm đồ chơi, ngón tay để phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Gia đình và nhà trường cần tiến hành lau chùi, dọn dẹp nhà ở sạch sẽ để phòng bệnh tay chân miệng

– Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày. Như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà. Tất cả nên được vệ sinh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

– Vệ sinh sạch nhà cửa và các vật dụng trong nhà bằng chất diệt khuẩn mỗi 1 tuần 1 lần. Chúng tôi cũng xin hướng dẫn các bạn cách làm sạch đồ chơi của trẻ như sau:

– Các loại đồ chơi nói chung: Bạn nên khử trùng đồ chơi của trẻ hằng ngày. Hoặc bạn có thể khử trùng vào mỗi buổi sáng trước khi trẻ bắt đầu chơi.

– Đồ chơi có thể rửa được với nước: Nên ngâm đồ chơi với nước ấm và xà phòng, sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch và hong khô. Với những đồ chơi quá bẩn có thể ngâm trong dung dịch thuốc tẩy pha loãng theo tỷ lệ 1:50, rửa sạch lại bằng nước và hong khô. Hoặc đơn giản hơn là lau bề mặt của đồ chơi bằng gạc có tẩm dung dịch cồn.

– Những loại đồ chơi không nhúng nước được có thể sử dụng cồn để lau rửa. Tốt nhất nên lưu ý lau những góc cạnh, các hốc, thậm chí các vết nứt vỡ trên đồ chơi. Đặc biệt lưu ý: Tất cả các đồ chơi sau khi làm sạch phải được để khô ráo trước khi cho trẻ chơi. Nên lựa chọn những loại chất rửa ít độc hại, loại chất rửa từ tự nhiên là tốt nhất.

Một số lưu ý quan trọng khác

Tay chân miệng là căn bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ
Khi trẻ nhỏ bị tay chân miệng, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế khám chữa bệnh

– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

– Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

– Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ tiến hành khám, tư vấn và điều trị.

– Ngay cả khi trẻ đã khỏi bệnh vẫn phải duy trì các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng. Ba mẹ cần theo dõi chặt các biểu hiện của trẻ để phát hiện kịp thời các vấn đề về sức khỏe của trẻ.

– Nếu nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên chủ động cho trẻ tạm nghỉ học và đưa trẻ đi khám.

– Nếu trong gia đình có người bị tay chân miệng nên cách lý trẻ; thực hiện ngay các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ.

Hy vọng với những cách phòng tránh bệnh tay chân miệng chúng tôi vừa chia sẻ, cha mẹ có thể bảo vệ con yêu và gia đình trước dịch tay chân miệng.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

98 − 93 =