Chùa Cổ Thạch Bình Thuận – chốn linh thiêng có vẻ đẹp say lòng người

0 0
0 0
Read Time:8 Minute, 10 Second

Du lịch Bình Thuận luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong những ngày oi bức của mùa hè đối với du khách. Tại đây, ngoài biển còn có rất nhiều điểm đến thu hút khách du lịch, bạn đã biết hết chưa? Một trong số đó chính là Chùa Cổ Thạch Bình Thuận. Đây là một ngôi chùa được biết đến với nhiều biến cố lịch sử, là một trong những điểm đến mang yếu tố tâm linh đẹp và độc đáo nhất tỉnh Bình Thuận. Nơi đây mang vẻ đẹp hoang sơ, hữu tình mà rất linh thiêng. Chùa Cổ Thạch cũng đã được công nhận là di tích, thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về địa điểm du lịch này trong bài viết dưới đây để hiểu thêm tại sao nơi đây lại say đắm lòng người đến vậy nhé.

Chùa Cổ Thạch Bình Thuận nằm ở đâu?

Chùa Cổ Thạch còn gọi là Chùa Hang hay chùa Đá Cổ nằm trong khu du lịch Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Vị trí cách thành phố Phan Thiết 100km về phía Bắc; cách thị trấn Liên Hương 8 km về phía Đông, ở trên sườn núi cao 64m so với mặt nước biển. Đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo được xây dựng dựa vào núi, nằm san sát các hang đá trong khu vực hơn 2.000m2. Phía Đông Nam liền kề với biển Đông. Ba mặt còn lại thì giáp rừng núi và những dải đá nguyên sinh tuyệt đẹp.

Chùa Cổ Thạch Bình Thuận nằm ở đâu?
Chùa Cổ Thạch nằm trong khu du lịch Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ do nhà sư Bửu Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế ở năm Minh Mạng thứ 16 (1835) lập nên để sống cuộc đời tu hành, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau trong thời loạn lạc. Và sau hơn 100 năm tuổi thọ, qua nhiều lần trùng tu, sửa sang lại, ngôi chùa không chỉ rộng lớn, khang trang hơn mà còn được công nhận là di tích, thắng cảnh quốc gia vào năm 1996 cũng như thu hút rất nhiều người từ khắp nơi về hành hương và tham quan mỗi năm.

Lịch sử chùa Cổ Thạch

Thuở ban sơ mới thành lập, chùa Cổ Thạch chỉ là một am nhỏ lợp lá và vách ván. Theo lịch sử ghi lại, năm 1835 – 1836, vị thiền sư Bảo Tạng đến thôn Bình Thạnh và khai lập nên chùa Cổ Thạch Phan Thiết. Người sống cuộc đời tu hành, đức hạnh và cứu giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau trong loạn lạc.

Gần 200 năm trôi qua, ngôi tự nhỏ năm nào đã trở thành một ngôi chùa đẹp ở Phan Thiết. Ngôi chùa sở hữu quy mô và kiến trúc ấn tượng. Đây cũng là một trong những di tích thắng cảnh đẹp của tỉnh. Đồng thời cũng là điểm đến được du khách xa gần yêu thích.

Qua nhiều biến động của lịch sử và thời cuộc, chùa Cổ Thạch đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Tuy vậy, nhà chùa vẫn toát lên nét đẹp trang nghiêm, cổ kính. Len lỏi giữa những khối đá lớn nhỏ là những am nhỏ được dựng uy nghiêm. Từ đó tạo nên một không gian linh thiêng, đậm chất thiền tự.

Vẻ đẹp cổ kính của chùa Cổ Thạch

Cổ Thạch Tự mang một vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo, tựa đầu lên núi lên đồi cùng hàng ngàn phiến đá, hang động kỳ bí, thấp thoáng trong làn sương mờ như chốn bồng lai tiên cảnh khiến ai đến du lịch Bình Thuận cũng phải ghé qua.

Khung cảnh bên ngoài chùa

Con đường lên chùa thông thoáng, có nhiều bóng cây che mát nhưng hơi quanh co, khúc khuỷu. Có 36 bậc thang được nối tiếp nhau bằng phiến thạch. Dưới chân bậc thang là đôi rồng uốn lượn ỏ hai bên bằng xi măng. Hình ảnh tựa như để chào đón những du khách đến chùa hành hương.

Khung cảnh bên ngoài chùa
Bên phải là bức tượng hình hổ ngồi và bên trái là tượng voi nằm được tạc vô cùng tinh vi và ấn tượng

Bước đến gần cổng Tam quan, nhìn sang chiếc cầu gần đó có bên phải là bức tượng hình hổ ngồi và bên trái là tượng voi nằm được tạc vô cùng tinh vi và ấn tượng. Cổng chùa thì được ốp men gốm sứ rất bắt mắt. Đứng đây chụp ảnh thì đảm bảo cực ăn hình luôn nhá.

Đúng như tên gọi của nó, Cổ Thạch có ý nghĩa là “đá xưa”. Ngôi chùa được hình thành bởi những tảng đá tự nhiên khổng lồ lên tới hơn 4 hecta với hình thù kỳ lạ, gác chồng lên nhau tạo ra những hang động kỳ bí. Đó cũng là lý do khiến người dân địa phương gọi đây là chùa Hang.

Các công trình trong chùa

Các công trình trong chùa đều được thiết kế tinh tế và tỉ mỉ với các hình ảnh: Long, Ly, Quy Phụng trên các mái chùa, các cây cột trụ,…mang đậm nét đặc trưng trong kiến trúc phật giáo. Chính điện nằm lọt thỏm trong quần thể núi đá tự nhiên. Kế đó là các nhà thiền, từ đường, nhà tổ, gác chuông, gác trống,… Tất cả mang đến một vẻ đẹp hoang sơ, mới lạ cho ngôi chùa.

Mỗi hang động trong chùa đều mang một nét đẹp riêng để thờ một vị Phật, Bồ Tát hoặc một nhà sư đã qua đời. Đặc biệt là nhà sư Bảo Tạng – người đã khai sinh ra ngôi chùa. Bất cứ ai khi bước vào đều sẽ cảm nhận ngay được sự linh thiêng và huyền bí.

Nếu hang thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề có bức tượng Phật 8 tay và nhiều tượng cổ thì hang Tam Bảo lại thờ đến 23 pho tượng Phật cổ với niên đại lâu năm và nhiều kích thước khác nhau. Ngay những vách đá quanh hang cũng được tô vẽ ấn tượng. Mô tả lại cuộc đời của đức Phật cùng các vị Bồ Tát. Mỗi tượng đều mang một vẻ nghiêm trang và thanh tịnh.

Ngôi chùa hấp dẫn còn bởi những cổ vật quý hiếm mang đậm giá trị lịch sử

Không chỉ đẹp bởi kiến trúc, chùa Cổ Thạch còn khiến du khách trầm trồ bởi những cổ vật quý hiếm mang đậm giá trị lịch sử. Có thể kể như: các câu liễn, câu đối nhiều niên đại khảm bằng xà cừ, ghép mực sành, Đại Hồng chung, trống sấm đều có niên đại từ nửa đầu thế kỷ 19 hay những tài liệu có từ ngày lập chùa…

Chính cái vẻ tự nhiên, cổ kính sẵn có ấy của chùa đã khiến cho ai đến đây một lần cũng đều nhớ mãi không quên.

Những trải nghiệm tại chùa Cổ Thạch

Những trải nghiệm tại chùa Cổ Thạch
Những trải nghiệm khi ghé thăm chùa Cổ Thạch

Khi đến chùa Cổ Thạch thăm viếng, trong không gian yên bình, tĩnh lặng, nghe những tiếng sóng biển rì rào phía xa xa, ngân đâu đây là tiếng chuông chùa văng vẳng. Bạn sẽ thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên yên ả và thanh thản đến lại.

Tuy nhiên, nếu đến đúng dịp diễn ra những ngày lễ lớn của Phật giáo như lễ Vu Lan, lễ Phật Đản, lễ Hoài niệm ân sư…thì bạn lại được hòa mình vào không khí đông vui, tưng bừng cùng những tín đồ tâm linh. Cùng đem những ước nguyện gửi lên Phật tổ mong Người phù hộ độ trì. Vào những ngày này, nhà chùa còn tổ chức cơm chay miễn phí cho khách hành hương. Trong đó có nhiều món ăn rất độc đáo và ngon miệng. Vì vậy, bạn nhất định không được bỏ lỡ đâu đấy.

Hai bên ven đường vào chùa cũng thường bày bán những đồ lưu niệm. Chúng được làm ra từ san hô – đặc sản của bãi biển Cổ Thạch ngay gần đó. Hoặc những xâu vòng đeo tay, bùa… cầu bình an, yên ấm để cho bạn mua về làm quà lưu niệm.

Ngoài ra, trước khi về bạn cũng có thể ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng ngay gần đó. Ví dụ như bãi đá đa sắc màu – Cà Dược, bãi biển Cổ Thạch xanh ngắt bốn mùa…Chắc chắn các địa điểm này sẽ không làm bạn thất vọng đâu nhé.

Kinh nghiệm khi đến thăm chùa Cổ Thạch

– Ở đây không có khách sạn mà chỉ có nhà nghỉ nhỏ và không được quy hoạch. Do đó, khách hành hương chỉ có thể sử dụng phòng tập thể.

– Hải sản cũng như hàng quán ở đây bán đồ rất rẻ. Vì vậy, hãy thử một chút đặc sản trước khi kết thúc chuyến hành trình của mình nhé.

– Khi tham quan chùa Cổ Thạch Bình Thuận, vì chùa là nơi tôn nghiêm nên du khách nên mặc những bộ quần áo kín đáo, lịch sự. Cần hạn chế những cử chỉ thân mật. Ví dụ như: nắm tay, quàng cổ, bá vai, nói cười lớn tiếng, hút thuốc, uống bia, ăn mặn…

Mong rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích cho chuyến ghé thăm chùa Cổ Thạch sắp tới của mình.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

− 1 = 4