Rất ít người trong chúng ta biết công dụng chữa bệnh của hoa phù dung. Hoa phù dung được nhiều người sử dụng để trang trí ban công, sân vườn bởi hoa phù dung là một loại hoa rất thú vị bởi nó có thể đổi màu nhiều lần trong ngày, từ trắng hồng đến đỏ.Tuy nhiên ngoài công dụng trang trí thì hoa phù dung còn có rất nhiều công dụng trong việc điều trị các loại bệnh. Ví dụ như bệnh hoa ra máu, trị viêm khớp, điều trị bỏng… Để có thể biết thêm công dụng của hoa phù dung trong chữa bệnh thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé. Nếu nhà bạn có đất trống hãy cố gắng trồng một cây hoa phù dung nhé, vừa làm cảnh trang trí vừa dùng để chữa bệnh khi cần.
Mục Lục
Một số điều bạn cần biết về cây hoa phù dung
Phù dung (tên khoa học Hibiscus mutabilis, họ cẩm quỳ Malvaceae) hay còn gọi là mộc phù dung, thủy phù dung, địa phù dung, túy tửu phù dung, phù dung thân mộc, phù dung núi, mộc liên, cự sương, sương giáng, thất tinh…
Thuộc dạng cây thân gỗ, nhỡ, có thể cao vài mét. Thân và cành phù dung có lông, lá phù dung mọc so le, có gân lá hình chân vịt, phiến lá có 5 thùy, mặt dưới lá có lông tơ. Hoa phù dung khá to, đẹp, mọc ở ngọn thân và đầu cành, buổi sáng có màu trắng, chuyển dần thành màu hồng vào buổi trưa và hồng sẫm vào buổi chiều. Quả phù dung hình cầu, có lông rậm màu vàng nhạt, hạt hình trứng và có lông dài
Công dụng của hoa phù dung
trong Đông y, hoa phù dung có vị cay, tính bình, công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt huyết, bài nùng. Trị các chứng bệnh như ung thũng, mụn nhọt, lở loét, bỏng, ho do phế nhiệt, thổ huyết,…
Bài thuốc dân gian từ hoa phù dung
Hoa, lá phù dung giúp trị cảm mạo
Nguyên liệu
Hoa hoặc lá phù dung: 30g
Hậu phác: 3g
Cách dùng: Sắc kỹ 2 lần lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.
Trị ho do hư lao bằng hoa phù dung
Nguyên liệu
Hoa phù dung: 60-120g
Lộc hàm thảo: 30g
Đường đỏ: 60g
Cách dùng: Đem hầm với tim và phổi lợn ăn.
Trị ho ra máu bằng việc uống nước nấu từ hoa phù dung
Cách dùng: Hoa phù dung 10 đóa sắc uống.
Hoa phù dung hỗ trợ điều trị chứng phế ung (áp-xe phổi)
Cách dùng: Đem 20-30g hoa phù dung sắc uống. Có thể thêm 10-20g đường phèn.
Trị kinh nguyệt không đều bằng hoa phù dung
Cách dùng: Dùng 9-12g hoa phù dung hoặc vỏ rễ sắc uống.
Các cách hỗ trợ điều trị bỏng bằng hoa phù dùng
Cách 1: Dùng 18g hoa hoặc lá phù dung, 12g đại hoàng, 9g bạch chỉ, 9g cam thảo đem đi sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương.
Cách 2: Đem 15g hoa phù dung, 9g thanh đại tán thành bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng.
Cách 3: Dùng lượng vừa đủ hoa phù dung tươi đem ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm xuống đáy thì lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần. Hằng ngày từ 2 đến 3 lần dùng gạc hoặc bông vô trùng thấm dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết thương.
Uống nước hoa phù dung giúp trị kinh nguyệt kéo dài không dứt
Cách 1: Dùng 9-30g hoa phù dung sắc uống.
Cách 2: Lấy hoa phù dung và liên phòng lượng bằng nhau đem sấy khô rồi tán thành bột. Uống mỗi ngày 6g với nước cơm.
Điều trị chứng thống kinh bằng đế hoa phù dung
Cách dùng: Dùng 7 cái đế hoa phù dung sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút đường phèn rồi uống.
Hỗ trợ điều trị viêm tuyến vú bằng cây phù dung
Cánh dùng: Dùng hoa, lá hoặc rễ phù dung sắc uống hoặc giã nát đắp vào vùng tổn thương.
Trị viêm khớp bằng hoa phù dung và xích đậu
Nguyên liệu
Hoa phù dung: 15g
Xích đậu: 15g
Cách dùng: Đem cả hai nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau. Cũng có thể thay thế bằng bột lá phù dung khô.
Trên đây là một số bài thuốc dân gian có sự góp mặt của hoa phù dung. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.