Nguyên nhân và biện pháp phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 1 Second

Nấm lưỡi là một trong số những căn bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Về cơ bản thì nấm lưới sẽ không tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Hơn nữa khi trẻ bị nấm lưỡi thì khả năng lây lan ra các khu vực khác cũng gần như không có. Tuy nhiên nếu ba mẹ không chăm sóc cẩn thận thì nấm lưỡi kéo dài sẽ khiến việc ăn uống của trẻ gặp trở lại, về lâu dài trẻ hay quấy khóc và không phát triển tốt. Ngay sau đây, độc giả hãy cùng chúng tôi điểm qua một số nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ đơn giản và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân và biểu hiện của nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

Bệnh nấm lưỡi (thường gọi tưa lưỡi) là bệnh hay gặp ở bé. Bệnh do nấm candida albicans gây nên. Đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của bé.

– Nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi

+ Loại nấm này phát triển nhanh thường do bé không uống nước súc miệng sau khi bú (hoặc ăn bột) xong. Ở bé lớn không đánh răng sau khi ăn, thường xuyên ăn ngọt, hay ăn đêm khiến nấm có môi trường thuận lợi phát triển gây bệnh. Những bé bị HIV, ung thư… có sức đề kháng kém cũng thường bị nấm lưỡi rất nặng.

+ Một số gia đình thường sử dụng corticoid đường hít cho bé hen suyễn. Việc dùng thuốc kháng sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân gây nấm lưỡi. Khi sử dụng các loại thuốc này, hệ cân bằng vi sinh trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.

– Biểu hiện của bệnh nấm lưỡi

+ Biểu hiện bắt đầu là những dấu chấm trắng nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi. Sau đó chấm trắng sẽ lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi. Nếu để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác. Nó khiến bé lười ăn, đau đớn, khó bú, bỏ bú và quấy khóc. Nếu nấm mọc dày có thể lan vào đường thở gây viêm phổi; nấm phổi lan xuống dạ dày, gây tiêu chảy rất nguy hiểm.

Phương pháp điều trị hiệu quả khi trẻ bị nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi với biểu hiện là những mảng trắng trên lưỡi của bé
Thường xuyên lau vệ sinh lưỡi và cho bé súc miệng để phòng bệnh nấm lưỡi

Khi bị nấm lưỡi, nếu ở mức độ nhẹ, có thể dùng nước muối súc miệng hàng ngày. Hoặc bạn cho bé dùng dung dịch lodo povidin 1% súc miệng; dùng gạc mềm tẩm dung dịch rồi lau miệng và lưỡi cho bé. Bạn cũng có thể dùng các thuốc chữa nấm như nystatin. Đây là thuốc kháng nấm tác dụng rất tốt thường dùng khi bị nấm lưỡi. Nystatin hầu như không độc ở tất cả các lứa tuổi, kể cả bé suy yếu. Ngay cả khi dùng kéo dài thì thuốc cũng không đi vào máu.

Ngoài ra bạn có thể dùng miconazole. Thuốc này có tác dụng chống nhiều loại nấm trong đó có candida albicans. Miconazol dùng bôi tại chỗ và không dùng thuốc này khi bé bị dị ứng với miconazol, bé có bệnh về gan… Khi dùng, thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn hoặc đôi khi tiêu chảy, viêm gan, mẩn ngứa…

Mặc dù dùng tại chỗ nhưng vẫn có một lượng thuốc nhất định đi vào máu nên cần thận trọng khi bé đang dùng nhiều loại thuốc khác vì có thể xảy ra tương tác. Khi dùng ở bé, cần phải thận trọng theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Nếu dùng các loại thuốc trên không khỏi thì phải dùng thuốc kháng nấm toàn thân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý trong quá trình điều trị nấm lưỡi cho bé

Ba mẹ chú ý không nên cạy những chấm trắng trên lưỡi bé, gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng. Không sử dụng mật ong, nước vắt chanh để bôi lên lưỡi có thể gây nguy hiểm cho bé. Do bệnh dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng vẫn phải dùng thuốc cho bé ít nhất hai ngày sau đó.

Bên cạnh đó mẹ cũng không nên cho bé bú hay ăn uống trong vòng 20 phút sau khi dùng thuốc. Các mẹ cần lưu ý, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ và không nên nghe theo lời mách bảo của người khác khiến cho bệnh nấm không những không khỏi mà còn có thể bị tai biến nguy hiểm.

Những biện pháp phòng tránh bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

Khi bị nấm lưỡi ở mức độ nhẹ, bạn có thể dùng nước muối súc miệng hàng ngày cho bé
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách phòng ngừa nấm lưỡi hiệu quả, đơn giản

Việc đề phòng bệnh nấm lưỡi ở bé rất đơn giản. Đó là bé phải được vệ sinh khoang miệng và lưỡi đúng cách sau khi ăn. Bố mẹ nên dùng nước lọc để cho bé uống, làm sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn. Có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho bé.

Với bé sơ sinh, cần dùng gạc mềm và sạch, thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé. Với bé lớn, phải hướng dẫn bé cách đánh răng và súc miệng sau khi ăn. Không cho ăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.

Bệnh nấm miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế khi thấy dấu hiệu của bệnh nấm miệng mẹ nên thực hiện các bước điều trị bệnh, nếu không thuyên giảm có thể đưa trẻ đi khám.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

70 + = 76