Như thế nào là biểu hiện của bố mẹ chưa trưởng thành?

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 58 Second

Tình trạng cha mẹ chưa cách hành xử đúng khá phổ biến trong xã hội hiện tại. Khi họ không nhận thức được hành động nào là nên làm và hành động nào không. Việc hành xử theo cảm tính vẫn tồn tại khá nhiều. Đó là những hành động cho thấy họ chưa thực sự trưởng thành. Nhiều lúc họ không quan tâm đến cảm xúc của người bên cạnh và hành xử như những đứa trẻ. Việc chăm sóc và dạy con đòi hỏi sự trưởng thành và sự liên kết giữa bậc cha mẹ với con cái. Những hành động chưa đúng mực của bậc cha mẹ có thể để lại hậu quả lâu dài cho thế hệ con trẻ. Vì vậy chúng ta hãy tự hoàn thiện bản thân trước khi muốn hoàn thiện người khác.

Những dấu hiệu cho thấy bố mẹ chưa trưởng thành

Không thấu hiểu cảm xúc của trẻ

Hầu như cha mẹ nào cũng giỏi trong việc đảm bảo các nhu cầu về vật chất của con cái như đồ ăn; nhà cửa, giáo dục, chăm sóc trẻ khi ốm… Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ lại không giỏi trong việc hỗ trợ tinh thần. Khi trẻ lo lắng hoặc buồn phiền về điều gì đó; cha mẹ gạt bỏ những cảm xúc của trẻ vì không thể hiểu được tại sao một đứa trẻ đang trong cảnh chăn ấm; nệm êm lại có thể có điều gì để phàn nàn.

Sợ phải thể hiện cảm xúc thật trước mặt con

Các bậc cha mẹ thường không thấy thoải mái với việc bày tỏ lòng mình. Thực tế là trẻ cần phải biết rằng chúng được yêu thương thế nào. Điều này có thể là do chính họ từng được nuôi dưỡng theo cách không bộc lộ được cảm xúc. Khi lớn lên, họ sợ mình sẽ bị đánh giá là yếu đuối khi để lộ tình cảm sâu sắc, gần gũi quá mức với con.

Ép con cái làm theo ý mình

dạy con
Muốn con làm theo ý mình

Các bậc cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc thường cho rằng họ là những người duy nhất biết cách làm đúng. Kể cả khi con có ý kiến khác; họ cũng không bao giờ chịu đàm phán và chấp nhận quan điểm của trẻ. Cha mẹ kiểu này sẽ luôn ép con cái làm mọi thứ theo ý mình.

Không thể hiện cảm xúc

Có nhiều phụ huynh không bao giờ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình nhưng luôn mong đợi con cái tự hiểu được những cảm xúc mà họ đang trải qua và những gì họ cần. Nếu đứa trẻ không biết điều ấy, họ có thể cảm thấy khó chịu và khiến đứa trẻ thấy tội lỗi.

Thường mất bình tĩnh

hay đổ lỗi
Thường mất bình tĩnh

Một phần của việc không thể bộc lộ cảm xúc là do cha mẹ không biết cách kiểm soát. Họ thường mất bình tĩnh, thậm chí đổ lỗi cho con về bất cứ điều gì khiến họ cảm thấy khó chịu. Điều này dẫn đến việc những đứa trẻ sẽ luôn đề phòng; cẩn thận về những gì chúng nói hoặc làm, vì sợ rằng điều đó sẽ khiến bố mẹ tức giận.

Không bao giờ nhận sai

Gắn kết tình cảm là điều cha, mẹ cần làm để duy trì mối quan hệ của mình với các thành viên còn lại. Trong một gia đình có cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc; gánh nặng của việc này đổ lên vai đứa trẻ. Việc của trẻ là giải quyết mối quan hệ căng thẳng; ngay cả khi trẻ không phải lý do gây nên căng thẳng đó. Thậm chí, cha mẹ có thể không bao giờ thừa nhận mình sai và xin lỗi.

Thường xuyên thay đổi tâm trạng

Cha mẹ chưa trưởng thành về cảm xúc sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi người khác hoặc các yếu tố bên ngoài. Tâm trạng của họ có thể thay đổi thường xuyên; cách họ tương tác với con cũng bị thay đổi theo. Đôi khi họ quan tâm quá mức đến cuộc sống của con nhưng có lúc lại thờ ơ, dè dặt.

Chưa trưởng thành có phải là rối loạn ái kỷ?

Rối loạn ái kỷ
Rối loạn ái kỷ

Không hẳn có những dấu hiệu rõ ràng chỉ ra việc Những bậc cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc cũng là những người rối loạn nhân cách ái kỷ.

Chắc chắn có sự chồng chéo ( overlap) giữa những bậc cha mẹ thiếu sự trưởng thành về cảm xúc và rối loạn ái kỷ ( EI parents and narcs) – nói cách khác, cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc thường thể hiện những hành vi “tự yêu bản thân thái quá” (narcissistic behavior). Nhưng Rối loạn ái kỷ (Bệnh lý) được xem xét là một vấn đề tâm thần có thể chuẩn đoán y tế – thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Vì vậy, không có một câu trả lời Trắng/hoặc đen ở đây mà câu trả lời sẽ là “Đúng, một số cha mẹ EI (Emotionally Immature Parents) có thể mắc chứng Rối loạn nhân cách ái kỷ (có thể chuẩn đoán lâm sàng), nhưng với những người khác thì Không – bởi trong một số trường hợp, họ chỉ giống như những đứa trẻ nóng nảy và sợ hãi khi phải khoác lên mình bộ đồ ngụy trang của người lớn”.

Những đứa trẻ bị ảnh hưởng như thế nào từ hành vi chưa đúng của bố mẹ?

Đối với đứa trẻ bên trong  (our inner child) – là vùng trẻ trung và dễ tổn thương nhất bên trong mỗi người – việc phải đối mặt với những sự thật xấu xí (ugly truth) của cha mẹ mình có thể là một điều rất đáng sợ. Nó có thể sẽ đưa cho ta cảm giác về sự phản bội trầm trọng về niềm tin. Sau tất cả, chúng ta luôn muốn làm cha mẹ ta hài lòng, phải vậy không? (Ở một mức độ nào đó, hầu hết chúng ta đều luôn cảm thấy như vậy).

Nhưng đến một lúc nào đó, chúng ta cần phải bước vào vai trò của một người trưởng thành; nắm lấy đứa trẻ bên trong mình và tiếp tục cuộc hành trình chữa lành. Cuộc hành trình này đòi hỏi chúng ta phải tách rời thời thơ ấu ra thành từng mảnh một và kiểm tra xem chúng đã tác động đến chúng ta như thế nào (đây cũng là MẤU CHỐT của thực hành làm việc với đứa trẻ bên trong).

Đối với nhiều người, hành trình hướng đến sự trưởng thành thật sự (true adulthood), hay cái mà nhà phân tâm học Carl Jung gọi là Cá tính hóa (individuation) được bắt đầu bằng việc chiếu ánh đèn vào cha mẹ chúng ta.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 18 = 23