Những phương pháp hạn chế béo phì cho trẻ theo từng giai đoạn

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 6 Second

Hiện nay tình trạng thừa cân béo phì ở đối tượng trẻ em đang là vấn đề thách thức với cộng đồng trên phạm vi toàn cầu. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, các số liệu cho thấy tỷ lệ trẻ bị béo phì ngày càng có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Đặc biệt ở khu vực đô thị, thành phố lớn thì tỉ lệ trẻ bị thừa cân chiếm nhiều hơn cả. Vậy để đảm bảo cho con em mình phát triển khỏe mạnh, các bậc cha mẹ nên lưu tâm gì trong từng giai đoạn? Hãy theo dõi chia sẻ sau đây của chúng tôi để tìm ra câu trả lời cụ thể nhé.

Một số thông tin cần biết về bệnh béo phì

Nguyên nhân và hậu quả của béo phì

Theo các chuyên gia, thừa cân, béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thừa cân, béo phì gặp cả nam và nữ và các lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam có xu hướng tăng nhanh trong thập kỷ qua, nhất là ở khu vực thành phố. Kết quả điều tra năm 2014-2015, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở thành phố Hồ Chí Minh trên 50%. Tỷ lệ này ở khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%.

Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật trong cơ thể như: Thoái hóa khớp, đau thắt lưng, bệnh hệ nội tiết và chuyển hóa có thể dẫn tới bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, bệnh hệ tim mạch, hệ hô hấp, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, trẻ tự ti do bạn bè chế giễu, không muốn đi học. Dần dần các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng trầm cảm.

Nguyên nhân: Trẻ bị thừa cân, béo phì chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý. Khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể; do đó năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức. Ngoài ra trẻ thừa cân, béo phì còn do các nguyên nhân khác như: Trẻ có cân nặng sơ sinh quá cao, suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ hay ăn vặt, thích ăn ngọt, do di truyền, do ngủ ít…

Phân loại thừa cân béo phì ở trẻ em

 Phòng tránh thừa cân, béo phì cho trẻ lứa tuổi học đường là điều cần lưu tâm
Béo phì ở trẻ em có nguy cơ dẫn đến béo phì khi trưởng thành

Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi, trẻ có bố mẹ bị thừa cân béo phì, trẻ sinh ra có cân nặng vượt chuẩn (chỉ số cân nặng lúc mới sinh lớn hơn 3,5kg), trẻ thích ăn ngọt/ ăn thức ăn nhanh lười vận động, trẻ ăn nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ, trẻ bị căng thẳng/áp lực tâm lý do học tập…sẽ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì khi lớn lên. Béo phì ở trẻ được phân loại như sau:

– Béo phì theo nguyên nhân sinh bệnh:

+ Béo phì đơn thuần: Loại béo phì này không có nguyên nhân sinh bệnh rõ ràng chiếm tỷ lệ > 90%.

+ Béo phì bệnh lý: Do mắc các bệnh lý nội tiết hay khiếm khuyết di truyền 10%.

– Béo phì theo độ tuổi

+ Béo phì xuất hiện sớm: Ở trẻ < 5 tuổi.

+ Béo phì xuất hiện muộn: Ở trẻ > 5 tuổi.

– Béo phì theo phân vùng của mô mỡ

+ Béo bụng (mỡ tập trung ở bụng, nguy cơ cao mắc đái tháo đường, bệnh tim mạch…).

+ Béo đùi (mỡ tập trung chủ yếu ở mông và đùi)

Phương pháp hạn chế béo phì cho trẻ theo từng giai đoạn

Phòng tránh thừa cân, béo phì cho trẻ từ 0- 5 tuổi

– Dinh dưỡng hợp lý cho người mẹ trong thời gian có thai: Mức tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai của bà mẹ là 10-12 kg.

– Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho trẻ bú sớm (trong vòng giờ đầu). Bé nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

– Chế độ ăn bổ sung hợp lý: cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm (khi trẻ tròn 6 tháng), ăn đủ số bữa theo lứa tuổi, khẩu phần ăn cân đối, phối hợp nhiều nhóm thực phẩm.

– Tập thói quen cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc.

– Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ qua các hoạt động như trượt trên cầu trượt; bập bênh, đu quay và các hoạt động ngoài trời.

Phòng tránh thừa cân, béo phì cho trẻ lứa tuổi học đường (6-19 tuổi)

Trẻ nhỏ cần được ngủ trung bình 8 đến 10 tiếng/ngày
Trẻ lứa tuổi học đường cần được vận động và có chế độ ăn khoa học để hạn chế béo phì

– Bổ sung sữa (không đường) giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chiều cao. Không sử dụng thức ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu, mỡ.

– Thức ăn dành cho trẻ cần da dạng đảm bảo cung cấp đủ nguồn protein động vật và thực vật.

– Sử dụng muối iod với một lượng ít dưới 4 gram/ngày. Bạn không nên cho bé ăn mặn.

– Cho trẻ tham gia các hoạt động thể lực thường xuyên và phù hợp.

– Trẻ cần được ngủ đủ: trung bình 8-10 giờ mỗi ngày.

Béo phì ở trẻ em có nguy cơ dẫn đến béo phì khi trưởng thành và rối loạn bệnh lý. Vì vậy, cần chủ động phòng tránh béo phì và tối ưu tiềm năng tăng trưởng chiều cao không chỉ giúp trẻ phát triển về thể chất, trí não mà còn tăng cường sức khỏe đặc biệt là phòng chống các bệnh không lây nhiễm khi trưởng thành.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

2 + 1 =