Béo phì, bệnh đường huyết là những căn bệnh khá phổ biến hiện nay và gây ra những hậu quả khôn lường nếu chúng ta không biết cách phòng ngừa trước khi quá muộn. Như chúng ta biết, người Nhật vốn có sở thích ăn cơm trong mỗi bữa hàng ngày. Tuy nhiên, tỉ lệ béo phì ở đất nước này rất thấp. Thậm chí là ở mức thấp nhất thế giới. Vậy chế độ ăn của họ như thế nào mà có thể giảm thiểu được tỉ lệ béo phì như vậy? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn một số bí kíp của người Nhật trong việc nấu cơm cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày giúp họ tránh được căn bệnh béo phì và đường huyết hiệu quả nhé!
Mục Lục
Thừa cân béo phì là gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe. Nhìn chung, bệnh thừa cân béo phì thể hiện trọng lượng cơ thể cao hơn trọng lượng chuẩn ở một người khỏe mạnh. Bệnh thừa cân béo phì là bệnh mãn tính do sự dư thừa quá mức lượng mỡ trong cơ thể. Trong cơ thể chúng ta luôn có một lượng mỡ nhất định và lượng mỡ này cần thiết để lưu trữ năng lượng, giữ nhiệt. Đồng thời hấp thụ những chấn động và thể hiện các chức năng khác.
Tỉ lệ mắc bệnh béo phì ở Nhật có mức thấp nhất thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ béo phì của người dân Nhật Bản luôn duy trì ở mức thấp trên thế giới. Thông thường, một bữa ăn của người Nhật thường có súp miso, hải sản và nhiều món ăn phụ làm từ rau củ quả. Trong đó cơm là thành phần không thể thiếu. Thực tế, hàm lượng tinh bột trong cơm rất dễ hấp thụ và có thể gây béo phì. Thế nhưng tại sao phụ nữ Nhật Bản ăn cơm trắng mỗi ngày mà vẫn có dáng người mảnh mai và cân đối?. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ béo phì của người dân Nhật Bản luôn duy trì ở mức thấp nhất của thế giới. Hóa ra bí quyết nằm ở cách nấu cơm đặc biệt này của người Nhật.
Giấm trắng – Cách nấu cơm phòng ngừa bệnh béo phì, đường huyết
Khá nhiều người Nhật không nấu cơm bằng nước lọc mà thay thế bằng giấm trắng. Hoặc họ có thể trộn giấm vào cơm khi cơm đã nấu chín để tăng hương vị.
Người Nhật cho rằng giấm giúp cơm để được lâu hơn, tránh ôi thiu. Đồng thời cơm được nấu bằng giấm sẽ dậy mùi hơn, chín mềm hơn. Trong chế độ ăn nhiều carbohydrate như cơm, thêm giấm sẽ làm tăng độ nhạy insulin từ 19%-34%. Đồng thời ngăn chặn phản ứng tăng đường huyết, giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường. Hơn nữa, giấm không có calo, không chất béo, không cholesterol nhưng lại có chứa thành phần acid amin. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó làm giảm cảm giác thèm ăn, sẽ rất tốt để hỗ trợ giảm cân.
4 nguyên tắc ăn cơm giúp phòng bệnh béo phì, đường huyết
Sở thích ăn cơm nguội
Người Nhật rất ưa chuộng cơm nguội. Thậm chí ở Nhật Bản, có một món ăn truyền thống được làm từ cơm nguội đó là cơm nắm Onigiri. Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần nắm cơm thành hình tam giác. Sau đó bọc trong rong biển và cho thêm một số nguyên liệu khác tùy thuộc vào khẩu vị của người dùng.
Trên thực tế, dù cùng một loại gạo nhưng cơm nguội chứa nhiều kháng tinh bột hơn so với cơm nóng. Đây là một loại chất xơ mà chúng ta không thể tiêu hóa, có tác dụng tạo cảm giác no lâu và không dễ gây tăng cân.
Người Nhật cho rằng, không chỉ có tác dụng giảm cân, thói quen ăn cơm nguội còn có thể cải thiện độ nhạy của insulin. Đồng thời điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm lượng mỡ được tích tụ ở phần bụng. Chính vì vậy, cách ăn đặc biệt này không những giúp người Nhật kiểm soát cân nặng. Cách này còn phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Thường ăn cơm kèm với hải sản
Nhật Bản là quốc gia được bao quanh bởi đại dương. Vì vậy nên hải sản đã trở thành nguồn nguyên liệu chính trong các bữa ăn hàng ngày. Từ xa xưa, người Nhật đã tiêu thụ rất nhiều hải sản. Trong đó có cá ngừ, cá hồi, cá nóc, bạch tuộc, tôm… Nhìn chung, các loại thực phẩm này đều giàu protein, vitamin, khoáng chất và acid béo omega-3. Nó giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm mỡ bụng và có lợi cho việc giảm cân.
Khi chế biến hải sản, người Nhật chú trọng đến việc làm nổi bật hương vị của nguyên liệu, do đó họ hiếm khi chiên rán mà sẽ thay thế bằng phương pháp luộc hoặc ăn sống hải sản. Hơn nữa, họ thường ăn kèm hải sản với rau củ, thực phẩm lên men và các nguyên liệu sống để giảm lượng dầu mỡ được hấp thụ.
Thói quen ăn cơm kèm thực phẩm lên men
Các thực phẩm lên men như đậu natto, kimchi, cá lên men, dưa bắp cải muối, sữa chua… đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người Nhật. Thực phẩm lên men chứa nhiều vi khuẩn axit lactic có thể điều hòa ruột và dạ dày. Nó thúc đẩy nhu động ruột và giúp máu lưu thông thuận lợi. Các nhà khoa học đã chỉ ra, loại thực phẩm này có thể nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó cải thiện đáng kể tốc độ giảm cân.
Người Nhật thích đi bộ sau mỗi bữa ăn
Ở Nhật Bản, hầu hết người dân đều duy trì thói quen đi bộ ít nhất 20 phút mỗi ngày. Khi đến đây, du khách dễ dàng nhận thấy số lượng người đi bộ rất đông. Đi bộ giảm cân kiểu Nhật được ví như hình thức tập dưỡng sinh nhưng ở trạng thái vận động. Đó là đi bộ kết hợp cùng hít thở. Phương pháp này có thể làm giãn nở lá phổi. Đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm mỡ thừa tích tụ.