Trái cây giàu dinh dưỡng nhưng cẩn trọng khi cho trẻ ăn loại quả này

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 28 Second

Để cho trẻ ăn trái cây, bạn không chỉ phải chọn nguồn nguyên liệu an toàn mà còn phải hiểu biết nhất định về đặc tính của từng loại để tránh những khuyết điểm gây hại cho bé. Trái cây chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, không chỉ hỗ trợ phát triển trí não và thể chất của bé mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, để phát huy tốt công dụng của trái cây, mẹ cần biết cách cho trẻ ăn trái cây đúng cách. Và bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nguyên tắc cho bé ăn trái cây đúng cách và hấp thụ dinh dưỡng từ trái cây hoàn hảo hơn.

Quả dứa có thể gây kích thích da

Dứa là loại quả quen thuộc với nguồn dinh dưỡng phong phú, đặc biệt hàm lượng Fructose và Glucose khá cao, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể. Dứa có vị chua ngọt, nhiều nước, có tác dụng thanh nhiệt giải cảm, kích thích vị giác, tiêu thực. Trẻ nhỏ cũng rất ưa thích bởi mùi vị thơm ngon của dứa.

Cho trẻ ăn trái cây cần biết:

Dứa tuy giàu dưỡng chất nhưng đồng thời cũng chứa 3 thành phần có thể gây “phiền phức” cho trẻ nhỏ. Hàm lượng Glycoside sinh vật có trong quả dứa có thể gây kích thích nhất định đối với da và niêm mạc khoang miệng. Cho trẻ ăn nhiều dứa mà chưa xử lý đúng cách có thể gây ngứa miệng.

Quả dứa có thể gây kích thích da
Quả dứa có thể gây kích thích da

Bên cạnh đó, thành phần Serotonin trong dứa là một chất dẫn thần kinh, có khả năng làm mạch máu co lại đột ngột, khiến huyết áp tăng cao, biểu hiện điển hình là chứng đau đầu sau khi trẻ ăn nhiều dứa. Mỗi 100g nước ép dứa chứa đến 2.5mg – 3.5mg Serotonin.

Protease là một loại men dung giải protein có trong quả dứa. Mặc dù khi đi vào dạ dày sẽ bị dịch vị phân giải và phá vỡ, nhưng một số ít người mà đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ có phản ứng mẫn cảm với Protease, có thể gây đau bụng, nôn ói, khó thở, đau đầu, chóng mặt v.v…

Quả vải có thể dẫn đến hạ đường huyết

Thịt quả vải chứa nhiều Fructose, ngoài ra còn có Protein, Lipit, vitamin C, Axit Citric, Pectin, Phosphor và sắt v.v… Vải là loại trái cây có công hiệu bổ máu kiện phổi, thúc đẩy tuần hoàn hữu hiệu. Cho trẻ ăn vải hợp lý có tác dụng bồi bổ nhất định đối với cơ thể.

Cho trẻ ăn trái cây cần biết:

Bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều vải có thể dẫn đến biểu hiện điển hình là hạ đường huyết. Do thành phần Fructose sau khi đi vào cơ thể sẽ phải thông qua gan. Để chuyển hóa thành Glucose được cơ thể hấp thu. Chỉ một lượng nhỏ được chuyển hóa ở thận và ruột non.

Quả vải có thể dẫn đến hạ đường huyết
Quả vải có thể dẫn đến hạ đường huyết

Một khi trẻ ăn vải quá nhiều trong một lúc sẽ khiến gan không thể nhanh chóng sản sinh ra men chuyển hóa. Lúc này nồng độ Fructose trong máu sẽ tăng cao và thải ra ngoài qua nước tiểu. Cũng chính vì vậy, sau một đêm, nồng độ Glucose trong máu giảm xuống gây ra triệu chứng hạ đường huyết.

Trẻ thường có nhiều biểu hiện vào sáng sớm sau khi ngủ dậy như đổ mồ hôi, luôn miệng kêu khát, khó thở, chóng mặt, tay chân lạnh, hoa mắt và yếu ớt. Thậm chí trường hợp nghiêm trọng còn dẫn đến hôn mê, co giật. Bố mẹ khi cho trẻ ăn trái cây mà cụ thể là quả vải cần đảm bảo liều lượng thích hợp.

Quả xoài có thể gây kích thích đối với niêm mạc da

Giá trị dinh dưỡng của xoài khá cao với nhiều thành phần như Protein, đường, vitamin C, Carotene v.v… có lợi cho sự phát triển thị lực của trẻ cũng như bổ sung các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.

Ngoài ra, quả xoài còn chứa một loại vật chất đặc thù, có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh, làm chậm sự lão hóa, nâng cao trí não và tăng cường sức khỏe của dạ dày, đường ruột.

Cho trẻ ăn trái cây cần biết:

Mặc dù là loại quả thơm ngon và khá “lành tính”. Nhưng khi cho trẻ ăn xoài cũng cần đúng cách để tránh những tác dụng phụ. Thành phần α-Hydroxy acid, Amino acid, Uronic acid và nhiều loại Protein có trong quả xoài có thể gây kích thích đối với niêm mạc da và các cơ quan nội tạng.

Quả xoài có thể gây kích thích đối với niêm mạc da
Quả xoài có thể gây kích thích đối với niêm mạc da

Trẻ nếu có chứng dị ứng với xoài hoặc ăn xoài chưa được xử lý đúng cách. Điều này có thể làm sưng phù môi, ngứa miệng, nóng rát lưỡi, nổi mụn nước trên mặt v.v… Trường hợp người lớn cho trẻ ăn nhiều xoài còn có thể gây tê tay chân; ngứa ngáy hoặc đau đớn khó chịu. Ngoài ra, trẻ bị hen suyễn ăn xoài dễ làm phát bệnh.

Quả hồng có thể làm tổn thương dạ dày

Quả hồng có chứa axit tannic. Đặc biệt là những quả hồng chưa chín, có hàm lượng axit tannic đặc biệt cao. Axit tannic kết hợp với protein dễ bị lắng đọng trong dạ dày. Dễ hình thành sỏi dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, nôn mửa, khó tiêu. Trong trường hợp nặng có thể gây tắc ruột, thủng dạ dày.

Lưu ý khi cho trẻ ăn quả hồng:

–  Khi bụng đói không được ăn hồng.

– Một lần không được ăn quá nhiều hồng, đứa trẻ một ngày ăn nhiều nhất 1 quả hồng.

– Trẻ có chức năng dạ dày không tốt, cố gắng không ăn hoặc ăn ít.

– Cố gắng không ăn cùng các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao. Ví dụ như: sữa bò, cá, tôm, thịt lợn,… Bằng không sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi dạ dày.

– Cố gắng tránh ăn vỏ quả hồng.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

6 + 3 =