Ảnh hưởng dịch bệnh đã gây đảo lộn mọi thứ từ cuộc sống, công việc, học tập, sinh hoạt của tất cả mọi người, đặc biệt là tại Hồ Chí Minh. Thực hiện theo chỉ thị 16 giãn cách xã hội, ai ở đâu ở yên đó, mọi người chỉ có thể làm việc tại nhà, hoàn toàn không thể ra ngoài. Đây là khó khăn cũng là cơ hội để các bạn trẻ ở TP. HCM có cơ hội sống chậm lại giữa mùa covid. Thay vì những suy nghĩ tiêu cực thì chúng ta có thể lựa chọn suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, thả lỏng bản thân. Đây là khoảng thời gian để chúng ta nhìn lại, cho mình khoảng lặng, tìm kiếm thử thách mới, lựa chọn mới cho bản thân mỗi người. Nếu bạn chưa biết cách nào để làm mới cuộc sống khi ở nhà mùa dịch thì có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây của một số bạn trẻ hiện nay.
Mục Lục
Giới trẻ ở TP. HCM sống chậm lại giữa mùa dịch
Dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống của rất nhiều người trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tình hình của dịch vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành. Nhưng ở một góc nhìn tích cực hiếm hoi. Quảng thời gian phải ở nhà vì dịch. Cũng chính trong thời gian này là cơ hội quý báu để chúng ta sống chậm lại. Nhiều bạn trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh đã tranh thủ thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Để thực hiện những điều ý nghĩa cho bản thân và gia đình.
Bạn Nguyễn Gia Bảo (sinh năm 1998, sống tại TP.HCM) đang tuân thủ giãn cách xã hội và thích nghi với nhịp sống mùa dịch một cách nhanh chóng. Gia Bảo thường theo dõi các trang thông tin chính thống và các kênh giải trí để cập nhật tin tức.
Chia sẻ với phóng viên Gia Bảo cho hay. “Hiện tại mình đang làm công việc quản lý cho các KOL. Không bị giới hạn không gian làm việc nên không bị ảnh hưởng quá nhiều khi giãn cách xã hội.
Mình nghĩ, chỉ cần ở nhà, không ra đường là đã góp phần phòng chống dịch bệnh cùng cả xã hội. Khi ở nhà, thời gian rảnh nhiều. Thay vì mua đồ ăn sẵn, mình lên mạng học và tự nấu ăn. Việc này khá thú vị.
Mình cũng tự học thêm các cách quay dựng video. Chỉnh ảnh để hỗ trợ cho công việc, chăm sóc cơ thể nhiều hơn, dưỡng da, tắm sữa để bù lại những lúc làm việc căng thẳng”.
Chia sẻ của một bạn trẻ HCM về sở thích nấu ăn khi ở nhà mùa dịch
Nguyễn Thị Ngọc Hòa (sinh năm 2002, quê ở Đắk Nông). Đang là sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM), chia sẻ: “Nhà em không nằm trong vùng bị cách ly nhưng vì dịch nên em phải học online, lịch học khá dày nên không có quá nhiều thời gian rảnh, chỉ là không được ra ngoài nên hơi bí bách.
Theo em, lúc mình đang ở nhà không đi làm đi học thì chúng ta có thời gian để “sống chậm lại” hơn, để ý đến những thứ mà thường ngày bỏ quên, hay là có thời gian đầu tư cho sức khỏe, chăm sóc bản thân mình, nghĩ về những kế hoạch, dự định mới để sau khi dịch qua đi có thể thực hiện.
Thường vào mỗi buổi sáng thứ bảy, chủ nhật em sẽ nấu ăn. Nấu ăn ở đây là em học làm bánh hay nước ép. Vì rảnh nên em hay lướt mạng xã hội, xem video Youtube, TikTok để tập tành làm theo”.
Bạn trẻ HCM học tập yoga và trau dồi thêm tiếng anh
Ở nhà mùa dịch cũng là lúc bạn trẻ có nhiều thời gian rảnh hơn. Do đó rất dễ bị “nghiện” mạng xã hội. Nguyễn Thị Xuân Tuyền (sinh năm 2002, quê ở Gia Lai). Hiện tại đang học tập và làm việc tại TPHCM chia sẻ rằng. “Mình rất hay vào check các trang mạng xã hội nên đang cố gắng hạn chế tránh xa các thiết bị như điện thoại, laptop khi không cần thiết”.
“Việc “sống chậm” mùa dịch, theo mình cũng ảnh hưởng rất nhiều về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nhờ vào việc “sống chậm” trong mùa dịch, nhiều bạn trẻ đã nhận ra nhiều thứ, tìm được nhiều điều ý nghĩa. Nếu so với cuộc sống hối hả bình thường thì sẽ khó cảm nhận được sâu sắc”, Xuân Tuyền nói.
Tuyền tiếp lời: “Thay vào đó, mình sẽ dành thời gian để tập yoga tại nhà, tập nấu món ăn mới, đọc sách, học thêm tiếng Anh. Vì tiếng Anh còn kém nên mình thường xem trên Youtube mẹo học, rồi xem các anh chị chia sẻ kinh nghiệm.
Đặc biệt, nếu ai cảm thấy mạng xã hội đang chiếm quá nhiều thời gian của bản thân. Hãy tìm đến những quyển sách. Ví dụ như cuốn “Nhà giả kim”. Mình cảm nhận được đây là một quyển sách nhỏ gọn, nhẹ nhàng nhưng đầy triết lý.
Hiện mình về quê ở Gia Lai. Mình và gia đình hạn chế ra ngoài và thực hiện theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế”.
Phạm Quang Hiếu – Làm bản xương động vật và… yêu xa
Phạm Quang Hiếu (sinh năm 1999, sống ở Quận 8, TPHCM ). Hiện đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành Digital marketing của Đại học RMIT đã và đang trải qua những ngày cách ly tại nhà.
“Thời gian cách ly ở nhà mình dành hầu hết cho làm tiêu bản xương động vật (Tiêu bản là mẫu vật còn bảo tồn nguyên dạng dùng để nghiên cứu – PV). Chơi đàn và viết nhạc. Mình viết nhạc lúc rảnh thôi bởi làm tiêu bản chiếm phần nhiều thời gian hơn.
Bên cạnh đó, mình cũng đang cân nhắc học thêm một bộ môn hay lĩnh vực nào đó. Bởi đây rõ ràng là khoảng thời gian tốt để tích lũy kinh nghiệm”.
Do phải thực hiện giãn cách xã hội nên Hiếu cũng đang ở trong tình trạng “yêu xa”. Anh tâm sự: “Người yêu mình đã về quê 2 tháng, phải xa người yêu, cũng khá buồn. Tuy nhiên, bọn mình thường xuyên gọi điện và call video để nói chuyện nên phần nào đỡ nhớ”.