Rau muống là một trong những loại rau rất quen thuộc trong mâm cơm hàng ngày của nhiều người. Có nhiều cách chế biến khác nhau, như: rau muống xào tỏi, xào bò, rau muống luộc… cách làm đơn giản mà dễ ăn. Ngoài những món ăn này, rau muống còn được kết hợp với các món lẩu hấp dẫn, hay xào cùng hải sản rất ngon. Nộm rau muống là một món ăn dễ làm có thể giúp bạn thay đổi khẩu vị cho cả gia đình. Cách làm nộm rau muống không khó, bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu đơn giản và làm theo hướng dẫn trong bài viết dưới đây là có thể thưởng thức món ngon, làm bữa cơm tối thêm hấp dẫn. Hãy để chúng tôi giúp bạn nhé!
Mục Lục
Nguyên liệu chuẩn bị cho món ăn
Nguyên liệu cho món ăn
– 1 bó rau muống ~ 600g
– 1/2 bó rau kinh giới ~ 40g
– 70g đậu phộng (lạc)
– Muối hạt
Nguyên liệu làm nước trộn chua ngọt
– 1 củ tỏi
– 1 quả chanh
– 2 quả ớt
– Dấm, đường, nước mắm, muối hạt
Chú ý cần biết khi chọn nguyên liệu
Nên chọn rau muống giòn, ít lá, cọng xanh sáng. Tuy nhiên không nên chọn loại rau muống nước có cọng màu thẫm đỏ, ăn có vị hơi chát.
Cách làm món nộm rau muống
Chế biến rau muống
Rau muống nhặt bỏ hết lá, chỉ giữ lại rất ít lá ở phần đầu ngọn. Để làm nộm rau muống ngon và giòn, chủ yếu chúng ta sử dụng phần cồi (cọng) để món nộm được giòn. Sau khi bỏ lá, ngắt cồi rau thành từng đoạn dài tùy ý, trung bình khoảng 1 đốt ngón tay. Rửa qua rồi đem ngâm rau muống trong nước muối loãng khoảng 2-3 phút, sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo.
Chuẩn bị các nguyên liệu khác
Rau kinh giới nhặt lá xanh và ngọn non. Ngâm rửa nước muối sạch sẽ, để thật ráo nước rồi thái rối. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt rửa sạch băm nhỏ. Đậu phộng rang chín vàng, để nguội rồi xát vỏ, giã thô. Không nên giã đậu phộng quá bé, khiến nộm rau muống bị nhão.
Chần rau qua với nước nóng
Nên chần qua rau muống để khử vị chát trước khi tiến hành làm nộm. Theo đó bạn nấu 1 nồi nước sôi, thả vào nồi ít muối hạt. Khi nước già sôi, thả rau muống vào để chần. Không chần rau muống quá lâu. Sau khi thả vào nồi nước đang sôi thì vớt ra luôn. Và để rau muống được giòn và xanh. Sau khi vớt ra bạn ngâm ngay vào tô nước lọc đá. Đá lạnh sẽ làm cho rau muống cứng giòn lại và không bị úa màu.
Pha nước trộn chua ngọt
Với lượng nguyên liệu như trên, bạn pha 2 muỗng nước mắm, 6 muỗng đường, 4 muỗng dấm hơi vơi, 1 muỗng nước cốt chanh và 1/4 muỗng muối hạt. Khuấy thật đều để muối và đường tan. Cuối cùng cho tỏi, ớt băm vào. Lúc này hỗn hợp nước trộn nộm sánh quyện. Giúp cho tỏi ớt luôn nổi lên trên rất đẹp mắt.
Các bước làm nộm rau muống
Khi rau muống đã ráo nước, cho vào tô lớn, đổ 1/2 lượng nước mắm đường vừa pha vào. Nhẹ nhàng trộn đều và để rau muống thấm vị trong khoảng 5 phút. Tiếp đến, bạn chắt bỏ phần nước nộm thừa trong bát ổ nốt phần nước mắm đường vào lại tô rau muống. Cho gần hết số rau kinh giới và 2/3 đậu phộng rang. Trộn đều và tiếp tục chắt bỏ phần nước trộn nộm thừa chảy ra. Bạn cũng có thể vắt để rau muống hơi héo lại, khi ăn cũng giòn hơn.
KKkhi nào gần ăn bạn mới trộn nước mắm đường vào và sau đó thưởng thức luôn. Bởi vì nếu trộn nộm xong và để quá lâu mà chưa sử dụng, rau muống sẽ bị bạc màu dần và chuyển sang màu hơi úa vàng, nhìn không còn sự hấp dẫn.
Ăn rau muống có tác dụng gì?
– Rau muống có tác dụng giảm cholesterol: Rau muống là một loại thực phẩm để những ai đang muốn giảm cân và giảm nồng độ cholesterol trong máu lựa chọn đúng đắn. Từ đó giảm gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
– Rau muống có tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu: Rau muống có hàm lượng chất sắt dồi dào. Ăn rau muống đúng cách và hợp lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu. Giúp phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ chất sắt.
– Rau muống có tác dụng phòng chống tiểu đường: Những người bị tiểu đường ăn rau muống có khả năng giảm lượng đường huyết trong máu. Vì vậy, ăn rau muống có tác dụng phòng chống tiểu đường.