Hiện nay, trào ngược dạ dày thực quản ngày càng trở thành một chứng bệnh phổ biến. Trào ngược dạ dày đem đến rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày của chúng ta. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra trào ngược dạ dày. Ví dụ như do chế độ ăn, căng thẳng, suy nhược cơ thể,… Căn bệnh nào cũng vậy nếu muốn chữa dứt điểm thì cần phải dựa vào nguyên nhân để điều trị. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn những bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày dựa trên từng nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày. Hãy cùng theo dõi và bạn có thể cân nhắc áp dụng nhé.
Mục Lục
Đôi nét về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày cũng được gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Tiếng anh dùng từ Gastroesophageal Reflux Disease. Đây là bệnh trong đường tiêu hóa. Do axit trong dịch vị dạ dày hoặc mật bị thoát ra ngoài và kích thích lên niêm mạc thực quản.
Thực quản là phần nối từ hầu đến dạ dày. Nó thuộc ống tiêu hóa và dài khoảng 25cm. Quá trình trào ngược xảy ra từ dạ dày lên đến thực quản nên được gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Do cơ thắt của thực quản hoạt động kém, không tạo đủ áp lực để đóng hoặc mở van nên axit trong dạ dày mới trào ngược lên ở một thời gian nhất định.
Điều trị trào ngược dạ dày do chế độ ăn không hợp lý
Chế độ ăn là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản. Thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chứa nhiều axit và gia vị có thể kích thích dạ dày tiết dịch vị và co bóp quá mức. Từ đó dẫn đến hiện tượng trào ngược lên thực quản.
Để làm giảm triệu chứng trào ngược do chế độ dinh dưỡng không khoa học, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:
Chuẩn bị: Sinh khương 4g, chỉ xác, trần bì mỗi vị 10g, lá lốt, xương bồ và đương quy mỗi vị 12g, hoàng kỳ 15g, ngũ sắc, biển đậu, tía tô, lá đắng, sâm đại hành, bạch truật mỗi vị 16g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống, 2 ngày dùng 1 thang. Chia nước sắc thành 4 lần uống, mỗi ngày uống 2 lần và nên dùng sau khi ăn.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản do stress, căng thẳng
Thần kinh căng thẳng có thể kích thích dạ dày co bóp và sản sinh dịch vị bất thường. Ngoài ra căng thẳng còn làm tăng độ nhạy cảm của cơ thắt thực quản và tăng trương lực co bóp của dạ dày. Từ đó thúc đẩy hoạt động trào ngược dịch vị lên vùng cổ họng và thực quản.
Bên cạnh đó, căng thẳng thần kinh là một trong những yếu tố làm nghiêm trọng hóa triệu chứng của các bệnh lý ở dạ dày. Để thực hiện bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày bạn cần chuẩn bị các dược liệu sau:
Chuẩn bị:
- Phòng sâm và hắc táo nhân mỗi thứ 20g.
- Trần bì, cam thảo và viễn chí mỗi loại 12g.
- Chỉ xác và bán hạ chế mỗi loại 10g
- Cát căn, bạch truật, ngưu tất, liên nhục và hoài sơn mỗi thứ 16g.
Thực hiện: Sắc uống, 2 ngày dùng 1 thang. Mỗi ngày uống 2 lần và dùng sau khi ăn.
Chữa trào ngược dạ dày do suy nhược cơ thể, làm việc quá sức
Suy nhược cơ thể là hệ quả do làm việc quá sức, ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ. Suy nhược không chỉ làm giảm sức khỏe mà còn kích thích các triệu chứng trào ngược dạ dày bùng phát mạnh.
Bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày do suy nhược bổ sung các dược liệu có tác dụng ích khí, bổ huyết. Ví như đương quy, bạch truật, hoài sơn nhằm cải thiện sức khỏe và kiểm soát các triệu chứng của bệnh:
Chuẩn bị:
- Trần bì, bán hạ và chi tử mỗi vị 10g.
- Cam thảo, bạch truật, liên nhục, hoài sơn, đương quy và mã đề mỗi vị 16g.
- Râu bắp, bạch thược và đan bì mỗi vị 12g và rau má 20g.
Thực hiện: Sắc uống, 1 thang thuốc dùng trong 2 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần và dùng sau khi ăn.
Điều trị ợ hơi, ợ chua gây ra từ trào ngược dạ dày thực quản
Ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, đau vùng thượng vị, hôi miệng là các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản. Với trường hợp phát sinh triệu chứng lâm sàng kéo dài, có thể áp dụng bài thuốc sau đây:
Chuẩn bị:
- Đan bì, thược dược và chi tử mỗi thứ 20g.
- Bối mẫu 12g, trần bì 10g, trạch tả 16g, thanh bì 8g.
Thực hiện: Sắc với 1.7 lít nước đến khi còn lại 250ml. Chia thành 5 phần và dùng hết trong ngày.
Chữa tình trạng nôn mửa nhiều do trào ngược dạ dày thực quản
Buồn nôn và nôn mửa là triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày. Nôn mửa kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu. Nó còn khiến sức khỏe suy giảm và sụt cân nhanh chóng.
Để làm giảm triệu chứng này, bạn có thể áp dụng bài thuốc dân gian sau:
Chuẩn bị:
- Can khương 30g.
- Di đường 100g (để riêng), thục tiêu 10g và nhân sâm 15g.
Thực hiện: Sắc với 1.2 lít nước lọc đến khi còn 300ml thì đem chắt bỏ bã và hòa với di đường. Chia nước sắc thành 4 lần uống và dùng hết trong ngày.
Một số chú ý khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng các bài thuốc dân gian
Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng Đông y không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn tác động đến căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro và tối ưu hiệu quả điều trị, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
Bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày có tác dụng chậm nên chỉ áp dụng khi bệnh đã ổn định. Trong giai đoạn cấp tính, nên sử dụng thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamine H2, thuốc antacid,… để kiểm soát triệu chứng. Trong trường hợp trào ngược dạ dày có vi khuẩn Hp, nên điều trị theo phác đồ được bác sĩ chỉ định.
Song song với việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn nên thay đổi chế độ ăn, kiểm soát căng thẳng. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và thường xuyên luyện tập thể thao. Nhằm nhờ đó tác động tích cực đến tiến triển của bệnh.
Khi chọn mua dược liệu, nên lựa chọn cơ sở kinh doanh uy tín. Để từ đó hạn chế tình trạng mua phải dược liệu kém chất lượng và không rõ nguồn gốc.