Cuộc sống trong thời Covid-19 chưa bao giờ là dễ. Khi hệ thống y tế quá tải khiến nhiều gia đình phải tự chữa Covid tại nhà. Đây là điều không ai mong muốn nhưng vì nguồn lực không đủ nên phải tự chữa. Việc tự chữa bệnh tại nhà gây nên một áp lực rất lớn lên bệnh nhân. Khi họ luôn lo lắng về việc chuyển biến bệnh xấu đi, khi đó việc đưa đi cấp cứu có thể sẽ muộn. Hằng ngày khi nhìn thấy những con số khủng khiếp về dịch khiến người dân ngày càng hoang mang hơn.
Tuy nhiên thay vì ngồi lo lắng như vậy. Nhiều gia đình đã chọn cách kiên cường và lạc quan khi trị bệnh tại nhà. Việc chữa bệnh đã được bộ y tế khuyến cáo và có hướng dẫn đầy đủ. Nên các gia đình chỉ việc làm theo và chỉ đến bệnh viện khi bệnh chuyên nặng hơn. Nhờ tâm lí thoải mái mà nhiều người đã thành công chữa lành bệnh tại nhà một cách nhẹ nhàng.
Mục Lục
Những hoang mang khi gia đình mắc Covid-19
Ngày 13/6, Covid ghé nhà tôi”, ông Lê Anh Thống, 51 tuổi, trú phường Trần Phú, kể về hôm đầu tiên cả 9 thành viên trong gia đình nhận tin trở thành F1.
Hai vợ chồng ông, năm đứa con, mẹ vợ, người giúp việc đều đã tiếp xúc với F0 là một người họ hàng. Người này có liên quan đến chuỗi lây nhiễm điểm tắm nước ngọt công cộng đối diện bãi biển Xuân Hải, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, hồi đầu tháng 6.
“Nhờ Covid-19, mình lại được đi nhà trẻ”, ông Thống viết trên trang cá nhân sáng 15/6 khi cùng ba con; mẹ vợ và người giúp việc tới trường Mầm non Trần Phú cách nhà vài km để cách ly tập trung. Vợ và hai con 1 tuổi và 5 tuổi được cách ly tại nhà riêng.
Chiều cùng ngày và sáng hôm sau, tin xấu ập đến khi vợ cùng người giúp việc có kết quả dương tính nCoV; hai con nhỏ được đưa từ nhà vào khu cách ly với bố. Vợ ông, Tăng Thị Nhung, 34 tuổi; cùng người giúp việc được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh điều trị.
Chị Nhung cho hay, những ngày đầu chị vừa sợ vừa mệt bởi những triệu chứng như ho, sốt; đau nhức toàn thân, tiêu chảy, không thể ăn uống. Nhiều người nhắn tin, gọi điện hỏi thăm song không còn sức để hồi đáp.
Những lo lắng trong thời gian cách ly
Cách ly tại trường mầm non, bé trai và ba bé gái tuổi từ một đến 12 tuổi ban đầu hơi lạ lẫm vì nghĩ bố mẹ chuyển nhà mới. Vài hôm sau, khi đã quen em nào cũng vui vẻ trở lại vì trong phòng có rất nhiều đồ chơi. Trái ngược với tâm trạng của trẻ con, anh Lê Phát, 29 tuổi, con trai ông Thống cùng mẹ vợ, bà Nguyễn Thị Trung lòng như lửa đốt, hồi hộp chờ kết quả của những lần lấy mẫu xét nghiệm. Riêng ông Thống xác định tư tưởng sẽ nhiễm nCoV, dù có kết quả xét nghiệm âm tính.
Sáng 26/6, anh Phát bắt đầu cảm thấy mệt, cơ thể uể oải nên gọi cán bộ y tế đến lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả, tất cả mọi người trong nhà đều dương tính. “Dù đã chuẩn bị tư tưởng từ trước nhưng tôi vẫn hoang mang; cả nhà 9 người nhiễm nCoV là điều không ai nghĩ đến”, ông Thống kể. Bảy người từ trẻ đến già trở thành bệnh nhân Covid-19; được chuyển vào Trung tâm y tế huyện Kỳ Anh, “đoàn tụ” với hai thành viên đã vào từ 10 ngày trước.
Do con trai một tuổi mắc bệnh tim mà Covid-19 rất nguy hiểm đối với những người có bệnh nền; một ngày sau ông quyết định xin chuyển cả 9 người ra Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 tạị Hà Nội để điều trị.
Sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ
Tại Hà Nội, chị Nhung lúc này dần hồi phục, những người khác cũng chỉ có triệu chứng nhẹ. Ông Thống năm ngày đầu tiên liên tục sốt; hoa mắt, chóng mặt, không thể ăn cơm, chỉ uống sữa. Thỉnh thoảng cố bước ra hành lang hóng gió, nhìn qua khe cửa số thấy một số bệnh nhân khác ăn uống ngon lành, ông thầm ước “khi nào mình ăn được như thế”.
Người đàn ông cho hay, các bác sĩ thường xuyên hỏi han; động viên ông cùng các thành viên cố gắng chữa trị, sớm chiến thắng bệnh tật. Chia sẻ câu chuyện là một trong những gia đình có số thành viên nhiễm nCoV nhiều nhất tại Hà Tĩnh; các cán bộ y tế tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 bảo; “có lẽ đây cũng là trường hợp hiếm của cả nước”.
Ông Thống ở cùng phòng với anh Phát tại tầng ba, 7 người còn lại tiếp tục được bố trí điều trị phía phòng đối diện. Dù mệt mỏi, nhưng khi nhìn sang phòng bên cạnh thấy các con và sự hồn nhiên của chúng khiến ông bố lạc quan hơn, có thêm động lực để “chiến đấu” với virus. Sau một tuần, ông ăn thấy ngon miệng, ngủ tròn giấc hơn.
Bé trai một tuổi có biệt danh Cà Rốt dù mắc bệnh tim song không bị Covid-19 tác động; ăn ngủ tốt, qua vài lần âm tính nên ai cũng mừng. 7/7 là ngày sinh nhật của con gái thứ ba Lê Khanh, 10 tuổi, vợ chồng ông nhờ người mua bánh gatô đưa từ bên ngoài vào bệnh viện để tổ chức sinh nhật cho con.
Niềm phấn khởi khi các thành viên lần lượt xuất viện
Từ ngày 10 đến 20/7, bảy người lần lượt khỏi bệnh và xuất viện; còn ông Thống cùng con gái thứ tư Phương Phương, 5 tuổi, vẫn phải ở lại điều trị. Những ngày chỉ có hai bố con, hàng ngày người đàn ông 51 tuổi dậy sớm lấy thuốc cho con uống; giặt đồ… rồi chụp ảnh để gửi “báo cáo vợ”.
Ông Thống tâm sự, điều lo lắng nhất là những lần xét nghiệm của Phương Phương khi thì âm tính; khi lại tái dương tính. Nếu con khỏi bệnh và được xuất viện trước, ông ở lại không có vấn đề gì; nhưng ngược lại, nếu cháu bé lành bệnh sau phải điều trị một mình, sẽ rất khó khăn. “Đẹp nhất là hai bố con cùng âm tính, ra viện một ngày”, ông Thống ước hôm 25/7. Điều ước của ông đã thành hiện thực vào hôm 29/7.
“Về nhà thôi con!”, ông Thống nói với con gái. Cả gia đình đoàn tụ tối 30/7, hết hạn cách ly tại nơi cư trú hôm 14/8.
Hơn hai tháng, trải qua một đợt điều trị, hai lần cách ly; người đàn ông cho biết Covid-19 đã giúp ông trân trọng hơn nữa sự quý giá của sức khỏe và tình cảm gia đình.
“Thật đáng nhớ vì đây là lần đầu tiên trong đời cả nhà cùng đi một ‘chuyến du lịch’ dài hạn; mà nhiều lúc không biết ngày trở về”, ông Thống cười nói.
Vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác điều trị Covid-19
Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, đối với trường hợp F1 ở vùng nguy cơ rất cao, không đủ điều kiện cách ly tại nhà theo tiêu chí của Bộ Y tế thì chuyển cách ly tập trung, xét nghiệm RT-PCR ngày thứ 7 thay vì ngày thứ 14 như trước đây. Nếu âm tính, xem xét chuyển về cách ly tại nơi lưu trú.
Về cách ly, điều trị F0, đối với trường hợp không có triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện; nếu xét nghiệm RT-PCR ngày thứ 10 bảo đảm hai mẫu xét nghiệm bệnh phẩm liên tiếp; (cách nhau tối thiểu 24 giờ) có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 hoặc tải lượng vi-rút thấp (giá trị CT >= 30); không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về và tiếp tục theo dõi; giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày.
Trước mắt, thành phố cho thí điểm cách ly F0 tại nhà đối với trường hợp không có triệu chứng là nhân viên y tế bị lây nhiễm khi có đủ điều kiện tương tự F1, tự theo dõi về tình trạng sức khỏe, báo cáo với cơ quan theo dõi y tế hằng ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định. Các trường hợp F0 này phải được cơ quan y tế địa phương và nơi làm việc giám sát; tuân thủ các biện pháp an toàn trong phòng, chống lây nhiễm.