Nước ép trái cây rất tốt cho bé, nhưng bố mẹ nên cẩn trọng khi cho bé uống

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 52 Second

Nước trái cây dường như được coi là thực phẩm thiết yếu và phổ biến trong nhiều bữa ăn của trẻ nhỏ. Nước ép, sinh tố rất tốt cho sức khỏe và là nguồn cung cấp vitamin dồi dào giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường lạm dụng nước hoa quả hoặc cho con uống nước hoa quả một cách sai lầm dẫn đến nhiều vấn đề về dinh dưỡng như biếng ăn, thay đổi khẩu vị và các vấn đề về tiêu hóa. Vậy, câu hỏi đặt ra là cho trẻ uống uống trái cây như thế nào mới là tốt nhất? Sau đây là những điều bạn nên biết khi sử dụng sinh tố hoặc nước trái cây cho bé.

Bố mẹ không nên lạm dụng, cho bé uống nhiều nước ép

  • Sự khác biệt giữa sữa và nước trái cây: Nước ép giàu vitamin hơn nhưng ít chất đạm, chất béo và canxi hơn sữa.
  • Sự khác biệt giữa ăn trái cây và nước trái cây: Uống nước ép sẽ lấy được ít chất xơ hơn so với việc ăn trái cây tươi.

Theo bác sĩ Dinh dưỡng Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ; trong nước ép trái cây có chứa 4 loại đường là sucroe, glucoso, fructose và sorbitol. Trong đó, việc hệ tiêu hóa hấp thu kém fructose và sorbitol thường là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về tiêu hóa khi cho bé uống quá nhiều nước ép.

Thời điểm tốt nhất để cho bé uống sinh tố

Ngay khi bắt đầu tập ăn dặm, từ 6-6.5 tháng, mẹ đã có thể cho bé tập làm quen với sinh tố bơ hoặc chuối. Đây là 2 loại sinh tố bổ dưỡng và cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Với các loại sinh tố khác, mẹ nên cho bé làm quen muộn hơn (vào tuần thứ 4-5 ăn dặm hoặc sau 6.5 tháng).

Từ 6-6.5 tháng, mẹ đã có thể cho bé tập làm quen với sinh tố
Từ 6-6.5 tháng, mẹ đã có thể cho bé tập làm quen với nước trái cây

Khi chọn trái cây làm sinh tố cho bé. Mẹ nên chọn loại quả ít ngọt như kiwi, xoài, thanh long, dâu tây, dưa gang… Có thể cho bé ăn trái cây tươi hoặc sinh tố trong các bữa ăn dặm chính hoặc bữa phụ.

Nên cho bé uống nước ép như nào hợp lý?

– Không cho bé dưới 6 tháng tuổi dùng nước ép trái cây. Trừ trường hợp dùng nước ép như một liệu pháp nhuận tràng chữa táo bón. Nhưng phải theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

– Trẻ từ 6-7.5 tháng: Không khuyến khích dùng nước ép. Nếu dùng thì nên pha loãng tỷ lệ 1:3 với nước để tránh làm hỏng men răng. Cũng như gây “quá tải” tới hệ tiêu hóa.

– Trẻ từ 7.5 tháng tuổi – 1 tuổi: Có thể dùng nước ép không cần pha loãng. Nhưng giới hạn dưới 80ml/ngày. 1 tuần không nên dùng quá 3 ngày.

– Trẻ từ 1-6 tuổi, giới hạn dưới 110-160ml/ngày, tuần không quá 4 ngày.

Một vài lưu ý khi cho bé sử dụng nước ép

– Chỉ cho bé uống nước ép sau bữa ăn chính hoặc bữa phụ (cách bữa ăn 3 tiếng). Không cho bé uống nước ép quá nhiều (thay nước lọc), ngay cả khi bé lớn.

– Từ 8 tháng, mẹ có thể cho bé tập uống nước ép bằng ly, cốc hoặc sử dụng ống hút. Không nên cho bé uống nước ép trái cây bằng bình sữa và cho bé nằm uống.

– Không dùng nước ép bưởi khi bé đang dùng thuốc điều trị.

– Sau khi dùng nước ép mẹ nên đánh răng hoặc làm sạch miệng cho bé để chống sâu răng.

– Việc uống quá nhiều nước ép có thể dẫn đến hấp thu kém nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Vì thế, cách tốt nhất là mẹ nên ưu tiên cho bé ăn trái cây sẽ tốt hơn. Nên chọn cho bé những loại quả mềm và có độ ngọt trung bình như bơ, đu đủ, chuối, dâu tây… cho các bé nhỏ để các bé tập làm quen với việc nhai và gặm.

– Với nước ép cam hay một số loại quả rất giàu vitamin C, nên cho bé dùng trong những ngày có thịt bò hoặc thịt heo để tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Việc uống quá nhiều nước ép có thể gây hại cho trẻ
Việc uống quá nhiều nước ép có thể gây hại cho trẻ

Cách cắt giảm lượng nước trái cây bé vẫn thường uống

Nếu bạn muốn cắt giảm lượng nước trái cây mà trẻ đang uống. Dưới đây là một số cách để hạn chế lượng nước mà trẻ nhận được:

  • Cho trẻ ăn bằng cốc thông thường thay vì đựng trong chai, hộp nước trái cây hoặc cốc nhỏ mà trẻ có thể mang theo bên mình. Bằng cách đó, trẻ sẽ không có thói quen nhấm nháp nước trái cây cả ngày.
  • Pha loãng nước trái cây của trẻ với nước. Bắt đầu với một nửa nước trái cây và một nửa nước (hoặc nước có ga); giảm dần lượng nước trái cây theo thời gian.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý vấn đề như: các nhà nghiên cứu tại Consumer Reports đã phát hiện ra rằng một số sản phẩm nước trái cây có chứa hàm lượng kim loại nặng có thể gây hại như chì, asen vô cơ và cadmium. Vì vậy, cha mẹ cần phải tìm hiểu chi tiết thông tin của các loại nước trái cây mà chuẩn bị cho trẻ sử dụng.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

49 + = 56