Dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay thường là ban đầu chỉ là những nốt sẩn phù nhỏ, kèm theo ngứa dữ dội, càng về sau càng ngứa, sau đó các nốt sẩn lan dần gây cảm giác rất khó chịu. Các bài thuốc dân gian được lưu truyền từ xa xưa để trị bệnh, cứu người trước khi y học phát triển, những bài thuốc này cũng mang lại hiệu quả bất ngờ. Bệnh mề đay cũng được ông cha tìm ra những bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh này. Để tìm hiểu xem những bài thuốc chữa mề đay được ông cha ta truyền lại là những bài thuốc nào thì hãy theo dõi nội dung bài viết sau nhé.
Mục Lục
Một vài điều cần biết về bệnh mề đay
Nổi mề đay là bệnh da phổ biến gây khó chịu, thậm chí choáng váng ngất xỉu. Bệnh khó chẩn đoán đúng nguyên nhân dù đã thực hiện đủ các xét nghiệm và không dễ điều trị dứt.
Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp. Trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay. Bệnh này có khả năng tái phát nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.
Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cộng với môi trường không khí bị ô nhiễm là những yếu tố làm căn bệnh này xuất hiện ngày càng nhiều. Mề đay là bệnh dị ứng, người bệnh bị nổi ban trên da, ngứa ngáy khó chịu kèm theo những tổn thương ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh nổi mề đay
Khi vừa phát hiện mắc bệnh, ở trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tham khảo cách chữa nổi mề đay bằng thuốc nam sau đây:
Điều trị nổi mề đay bằng lá khế
Lá khế có vị chua, chát, tính lành, có tác dụng giải nhiệt, giải độc. Do đó được dân gian sử dụng trong điều trị rất nhiều bệnh. Ví dụ như mẩn ngứa, mụn nhọt, dị ứng và nổi mề đay rất hiệu quả.
Cách thực hiện: Người bệnh bứt 1 nắm lá khế đem rửa sạch. Sau đó vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi cùng ít muối hột khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Cách dùng: Đem nước lá khế đi pha với ít nước lạnh rồi dùng để tắm hằng ngày. Khi tắm sử dụng phần bả chà sát lên vùng da bị bệnh để tăng thêm hiệu quả.
Chữa nổi mề đay bằng lá cây đinh lăng
Đinh lăng là một loại thảo dược có tính mát, có khả năng kháng viêm, lưu thông khí huyết tốt,…Các tinh chất trong đinh lăng có tác dụng đẩy lùi triệu chứng bệnh nổi mề đay hiệu quả.
Cách thực hiện: Đem khoảng 15g lá đinh lăng đã phơi khô đun với 500ml nước cho đến khi còn 1 nửa thì tắt bếp.
Cách dùng: Chia nước này thành 2 lần uống trong ngày. Thực hiện đều đặn sẽ cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Chữa bệnh nổi mề đay bằng lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ là một trong những vị thuốc nam đặc biệt được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da ghẻ lở,…Người bệnh sử dụng lá đơn đỏ chữa bệnh nổi mề đay bằng thuốc nam như sau:
Cách thực hiện: Đem 40g lá đơn đỏ rửa sạch, để ráo rồi sao vàng sau đó sắc thành thuốc uống. Mỗi ngày người bệnh chia thuốc này thành 2 – 3 lần uống sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rõ rệt.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh nổi mề đay từ cây cỏ mực
Cỏ mực là loại cây mọc hoang ở vùng quê không quá xa lạ. Ông bà xưa thường sử dụng loại câu này trong chữa trị rất nhiều bệnh trong đó có bệnh nổi mề đay.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 100g cỏ mực rửa sạch rồi đem đi giã nhuyễn với 1 thìa muối hột.
Cách dùng: Đem hỗn hợp này đắp lên vùng da bị bệnh trong khoảng 15 phút. Rồi sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện cách này mỗi ngày 2 lần để mang lại hiệu quả tốt.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh nổi mề đay bằng lá bạc hà
Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc là bài thuốc dân gian được sử dụng chữa bệnh nổi mề đay bằng thuốc nam rất phổ biến. Người bệnh có thể thực hiện bằng cách sau:
Cách thực hiện: Tương tự như cây cỏ mực, người bệnh bứt 1 nắm lá bạc hà đi rửa sạch. Sau đó giã nát với nắm muối hột rồi đắp lên vùng da bệnh trong khoảng 15 phút. Tinh chất bạc hà thấm dần vào da sẽ cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay.
Những lưu ý khi chữa nổi mề đay bằng các bài thuốc dân gian
Chữa bệnh nổi mề đay bằng thuốc nam là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này người bệnh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi thuốc nam chỉ được truyền miệng trong dân gian.Nó chưa được y học kiểm chứng nào về mức độ an toàn và hiệu quả.
Bên cạnh đó, thuốc nam có tác dụng rất chậm. Nó chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ và không có khả năng điều trị tận gốc bệnh. Người bệnh tự ý bào chế thuốc tại nhà không đúng cách sẽ gây nguy cơ viêm nhiễm cao, gây hậu quả khó lường.
Thuốc nam chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ và không có khả năng điều trị tận gốc bệnh. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, người bệnh nên tìm đến phương pháp điều trị bệnh triệt để.