Những người mắc bệnh gan thường có nguyên nhân bắt nguồn từ chế độ ăn uống thiếu khoa học và không hợp lý. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể bỏ qua chế độ sinh hoạt hiệu quả để gan có chức năng hoạt động tốt. Vì gan không có dây thần kinh gây đau nên nếu một khi bệnh gan xuất hiện sẽ là giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối. Chính vì thế, căn bệnh này hết sức nguy hiểm và mỗi chúng ta cần phải biết cách phòng tránh. Thậm chí là khi chưa mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là “cẩm nang” giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích để xây dựng chế độ ăn, tập luyện lành mạnh để phòng tránh bệnh gan hiệu quả nhé!
Mục Lục
Chức năng của gan trong cơ thể
Gan là một cơ quan nội tạng giữ chức năng chuyển hóa, dự trữ glycogen và tổng hợp protein cho cơ thể. Đồng thời, cơ quan này còn có chức năng sản xuất mật để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Do đó, có thể nói rằng sức khỏe của gan rất quan trọng trong việc quyết định đến tuổi thọ của con người.
Tuy nhiên, gan không có các dây thần kinh gây đau. Vì thế một khi các dấu hiệu của bệnh gan xuất hiện thì ung thư gan đã đến giai đoạn giữa và cuối. Do đó, không gì quan trọng hơn việc hình thành thói quen nuôi dưỡng và bảo vệ gan thật tốt.
Các món ăn vặt nhiều đường không nên ăn
Các món ăn vặt như kem, bánh ngọt, trà sữa… dù có hương vị hấp dẫn. Nhưng lại chứa nhiều đường và calo, dễ khiến người ăn tích mỡ, tăng cân. Việc tiêu thụ nhiều đường sẽ kích thích gan tiết ra mật; và làm tăng gánh nặng chuyển hóa của gan. Lượng đường dư thừa không kịp tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích tụ lại trong gan, dễ gây ra gan nhiễm mỡ, xơ gan và cuối cùng hình thành bệnh ung thư gan.
Mía – Gây “gánh nặng” cho gan
Mía dù ngon nhưng lại có chứa hàm lượng đường sucrose tương đối cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây tăng đường huyết, tăng mỡ trong cơ thể, tăng gánh nặng cho gan và gây béo phì. Nếu muốn bảo vệ gan thì tốt nhất là bạn nên tránh.
Hạn chế ăn trái cây có hàm lượng đường cao
Ăn nhiều trái cây thực sự có lợi cho sức khỏe của gan. Bên cạnh đó có thể bổ sung nhiều loại vitamin cần thiết cho gan. Tuy nhiên, những loại trái cây có hàm lượng đường cao như sầu riêng, xoài, mít,… thì càng phải ăn ít đi. Lượng đường trong các loại trái cây này có thể gây tích tụ chất béo và hình thành gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, ăn quá nhiều đường cũng có thể kích thích thần kinh giao cảm của chúng ta. Từ đó dẫn đến tim đập nhanh và lượng đường trong máu cao.
Món ăn bổ gan nên ăn thật nhiều
Mướp đắng – “Sát thủ” của chất béo
Mướp đắng hay khổ qua, là thực phẩm dù xào, nấu canh hay nhồi thịt thì đều giữ nguyên vị đắng. Nó gây khó chịu với nhiều người. Nhưng nó lại được mệnh danh là “sát thủ của chất béo” vì khả năng tiêu mỡ tốt. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học cho thấy mướp đắng rất tốt cho việc thúc đẩy quá trình bài tiết mật, giúp gan giải độc. Do đó, ăn mướp đắng hàng ngày có tác dụng bảo vệ gan rất tốt.
Rau cải đắng – Giúp men gan xử lý độc tố
Vị đắng của rau cải đắng có thể gây khó chịu cho một số người. Tuy nhiên loại rau này rất tốt cho gan. Nghiên cứu cho thấy loại rau này có chứa glucosinolates có thể làm chậm sự phát triển; và lan rộng của các tế bào ung thư. Hơn nữa, chất này còn có thể giúp men gan xử lý độc tố hiệu quả hơn. Và giảm tác động tiêu cực của hóa chất có hại lên cơ thể.
Cần duy trì 2 thói quen tốt sau để “dưỡng” gan
Tập thói quen ngủ đủ giấc
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, từ 11 giờ tối đến 3 giờ sáng, máu sẽ chảy qua gan và túi mật để tiến hành sửa chữa gan. Lúc này, cơ thể phải ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Những người ngủ không đủ giấc trong thời gian dài dễ gây ra tình trạng gan bốc hỏa. Vì vậy để sức khỏe của gan được đảm bảo; bạn phải ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.
Thường xuyên tập thể dục với cường độ vừa phải
Vận động phù hợp có thể tăng cường trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời có thể đạt được hiệu quả dưỡng gan. Khi tập luyện, tốt nhất là tập một số bài tập nhẹ nhàng, cường độ thấp như chạy bộ, đạp xe, leo cầu thang, cầu lông, bơi lội… Mỗi lần tập có thể duy trì khoảng 30 phút. Thời gian không nên quá lâu, tập quá sức sẽ không tốt cho sức khỏe.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên giúp bạn đọc bỏ túi được những thực phẩm cũng như thói quen sinh hoạt có lợi cho gan. Từ đó có thêm cẩm nang để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả hơn.