Trong xu hướng phát triển nguồn nhiên liệu mới cho máy móc, thiết bị, nhiều công ty đã lựa chọn hydro làm nhiên liệu chính. Trong đó, có thể kể đến sản xuất máy bay chạy bằng hydro. Gần đây nhất đã có hai công ty Mỹ nghiên cứu và phát triển máy bay bằng nhiên liệu này. Họ đã phát triển một loại pin nhiên liệu hydro mới cho chiếc máy bay trực thăng 5 chỗ ngồi PA-890. Máy bay công nghệ mới này sẽ giúp tăng tầm bay và giảm thời gian chờ tiếp nhiên liệu. Theo một vài báo cáo, được biết công ty sản xuất pin nhiên liệu hydro HyPoint đã hợp tác với công ty Piasecki Aircraft trong dự án chế tạo máy bay trực thăng hydro có người lái đầu tiên trên thế giới.
Mục Lục
Phát triển pin nhiên liệu hydro cho máy bay trực thăng
Hai công ty Mỹ phát triển pin nhiên liệu hydro mới cho trực thăng 5 chỗ ngồi PA-890, giúp tăng phạm vi bay, giảm thời gian chờ tiếp nhiên liệu.
Công ty pin nhiên liệu hydro HyPoint hợp tác với hãng máy bay Piasecki Aircraft. Cùng hợp tác trong dự án chế tạo trực thăng hydro chở người đầu tiên trên thế giới. Bên cạnh đó, hai công ty cũng dự định phát triển hệ thống pin hydro. Nó có thể trang bị cho mọi loại máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy bằng điện. Hệ thống này sẽ cung cấp cho các máy bay nguồn năng lượng dồi dào. Đồng thời tăng phạm vi bay và cho phép nạp lại nhiên liệu nhanh chóng thay vì phải sạc pin lâu.
HyPoint cho biết, hệ thống pin nhiên liệu mới có thể đạt tỷ lệ công suất trên trọng lượng là 2.000 W mỗi kg. Mức cao gấp ba lần tỷ lệ của các hệ thống pin nhiên liệu hydro truyền thống. Mật độ năng lượng của nó cũng sẽ lên tới 1.500 Wh mỗi kg. Nó giúp hiện thực hóa những chuyến bay với khoảng cách dài hơn. Trong khi đó, pin lithium thương mại hiện nay hiếm khi vượt qua mốc 300 Wh mỗi kg.
Hệ thống pin nhiên liệu nhẹ của HyPoint đã được kiểm chứng khi thử nghiệm với các nguyên mẫu trong phòng thí nghiệm. Nó có thể tạo ra đủ năng lượng liên tục để đáp ứng nhu cầu. Khi máy bay cất hạ cánh thẳng đứng mà không cần pin phụ trợ nặng nề.
Hệ thống pin nhiêu liệu được thông qua kiểm chứng
Theo kế hoạch ban đầu, 5 hệ thống pin nhiên liệu hydro 650 kW sẽ được tích hợp vào mẫu trực thăng PA-890 của Piasecki Aircraft. PA-890 có 5 chỗ ngồi và chạy bằng điện. Trực thăng này có cánh quạt quay chậm. Nó được trang bị thêm đôi cánh lớn để bay hiệu quả hơn. Cánh quạt ở đuôi sẽ ngả ra sau khi máy bay tiến về phía trước. Từ đó để trở thành động cơ đẩy. Ngoài ra, cánh máy bay cũng có thể nghiêng 90 độ. Nhờ đó mà không cản trở cánh quạt chính khi cất cánh và hạ cánh.
“Chúng tôi đang tập trung vào việc phát triển và nâng cao chất lượng của hệ thống pin 650 kW. Hệ thống pin cho trực thăng PA-890. Đây sẽ là trực thăng chở người chạy bằng hydro đầu tiên trên thế giới. Thành công này sẽ mở đường cho sự hợp tác dài lâu. Trong đó có các nhà sản xuất thiết bị gốc cho phương tiện cất hạ cánh thẳng đứng chạy bằng điện khác. Đảm bảo công nghệ mới được ứng dụng rộng rãi”. John Piasecki, chủ tịch kiêm CEO của Piasecki Aircraft cho biết.
“Thử nghiệm ban đầu trong phòng thí nghiệm do Piasecki tài trợ vào mùa đông năm ngoái. Nó đã cho thấy tính khả thi về mặt kỹ thuật của hệ thống pin nhiên liệu hydro của HyPoint”, ông nói thêm. Piasecki Aircraft và HyPoint đặt mục tiêu phát triển các hệ thống pin kích thước đầy đủ. Thời hạn trong vòng hai năm. Nhằm để phục vụ thử nghiệm trên máy bay vào năm 2024. Sau đó bắt đầu đáp ứng các đơn đặt hàng của khách vào năm 2025.
Những ứng dụng khác của nhiên liệu hydro
Tàu điện hydro của Đức
Công ty Đường sắt quốc gia của Đức cho biết đang phát triển một mẫu tàu hydro mới, hướng tới tương lai không phát thải khí carbon.
Tàu thử nghiệm chạy bằng hydro có phạm vi hoạt động trải dài 600 km với tốc độ tối đa 160 km/h. Công ty Đường sắt Đức hiện đang xây dựng một trạm nạp hydro mới cho dự án. Tại một nhà máy ở Tübingen, hydro sẽ được sản xuất bằng phương pháp điện phân.
Du thuyền chạy bằng Hydro của Hà Lan
Công ty thiết kế du thuyền Sinot có trụ sở tại Hà Lan đã tiết lộ các kết xuất cho sản phẩm mới có tiềm năng trong tương lai. Theo đó, siêu du thuyền sẽ được cung cấp năng lượng hoàn toàn bằng công nghệ hydro và pin nhiên liệu lỏng.
Với sự hợp tác của Lateral Naval Architects, đơn vị cung cấp chuyên môn kỹ thuật hoàn chỉnh cho ngành công nghiệp siêu du thuyền, dự án Aqua được thiết kế với chiều dài 112 m và hoạt động tốc độ tối đa trên quãng đường 17 hải lý.
Hydro hóa lỏng được chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua pin nhiên liệu màng trao đổi proton (PEM). Việc sử dụng hydro để vận hành siêu du thuyền sẽ không gây ra tiếng ồn và thân thiện với môi trường.